Dạy Trẻ Các Kỹ Năng Sống Tự Lập Từ Nhỏ

Việc dạy trẻ các kỹ năng sống tự lập từ nhỏ sẽ giúp con hình thành thói quen tốt cũng như trang bị cho con những kiến thức cần thiết cho sau này.

Một thực trạng đáng buồn cho xã hội hiện tại. 5 – 6 tuổi nhiều trẻ không có kỹ năng tự làm việc cá nhân: mặc quần áo, tự xúc cơm… Đó là kết quả của việc cha mẹ làm thay con mọi việc. Điều này vô tình cướp mất đi cơ hội tự lập ở trẻ. Những đứa trẻ được bao bọc kỹ quá sẽ ỉ lại, thích dựa dẫm và không có chí tiến thủ trong công việc sau này. Là cha mẹ, nhất định phải giúp con thoát khỏi vỏ bọc của mình. Bằng việc lựa chọn đúng thời điểm để dạy trẻ các kỹ năng sống tự lập ngay từ thuở còn thơ.

Dạy trẻ kỹ năng sống tự lập từ nhỏ sẽ tốt cho quá trình phát triển của trẻ sau này

Dạy trẻ các kỹ năng sống tự lập cơ bản trong cuộc sống

Trẻ có khả năng học hỏi và bắt chước rất nhanh những điều chúng nhìn thấy. Nó được ví như khả năng thấm hút của những miếng bọt biển. Vì vậy ngay từ 2 tuổi, cha mẹ có thể chỉ dẫn và dạy trẻ những kỹ năng sống tự lập cơ bản. Nhưng cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ.

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Ở lứa tuổi từ 3 – 6 tuổi, trẻ đã có thể tự chăm sóc bản thân. Các kỹ năng phát triển theo từng cấp độ từ dễ đến khó. Như thay quần áo, tự đi giày, tự đánh răng…Cha mẹ nên dành thời gian hỗ trợ, hướng dẫn để giúp trẻ có thể thực hiện cách dễ dàng. Và đừng quên đưa ra những gợi ý, lời mời gọi để trẻ tự làm.

Kỹ năng giữ vệ sinh

Việc dạy trẻ giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh là yếu tố quan trọng hình thành kỹ năng sống tự lập ở trẻ. Điều này đòi hỏi cha mẹ phải làm gương cho con cái. Từ những việc đơn giản như: bỏ rác đúng nơi quy định. Cho quần áo bẩn vào máy giặt, dọn đồ chơi sau khi chơi xong… Hãy đồng hành cùng con thời điểm này. Nó sẽ giúp con hình thành thói quen tốt và khả năng tự lập về sau.

Kỹ năng giúp đỡ người khác

Dạy trẻ giúp đỡ người khác là điều quan trọng hình thành kỹ năng sống tự lập ở trẻ

Hãy để trẻ hiểu giúp đỡ người khác là một việc làm vô cùng tốt đẹp và ý nghĩa. Trẻ có thể thực hiện điều này từ những việc nhỏ bé. Như dọn bàn ăn, phụ mẹ nhặt rau, rửa hoa quả, cất đồ giúp cha mẹ…Tưới nước hay chăm sóc cây xanh.

Khi trẻ biết giúp đỡ người khác trẻ sẽ cảm thấy bản thân mình hữu ích, được cha mẹ ghi nhận và thể hiện sự tự hào. Điều này sẽ thôi thúc và rèn cho trẻ kỹ năng sống tự lập tốt hơn.

Để trẻ phát huy tính tự lập thông qua môi trường gần gũi, an toàn 

Đây là một trong những điều kiện giúp trẻ phát huy kỹ năng sống tự lập. Bởi bất cứ đứa trẻ nào cũng có năng lực tự lập. Chỉ cần cha mẹ khuyến khích và tạo điều kiện cho con có cơ hội thực hiện những điều con có thể.

Bắt đầu từ việc sắp xếp một không gian ngăn nắp, gọn gàng trong chính ngôi nhà và nơi sinh hoạt của mình. Cha mẹ nên chia rõ khu vực để trẻ biết: đâu là góc chơi tự do, đâu là nhà bếp…Mọi quy định về thứ tự sẽ hình thành cho trẻ những đức tính tốt. Bản thân trẻ cũng sẽ ý thức và có kỹ năng sống tự lập khi không có cha mẹ ở bên.

Khuyến khích con trong suốt quá trình làm việc, không đưa ra yêu cầu quá cao

Trẻ nhỏ rất non nớt và dễ bị tổn thương. Người lớn nên hạn chế tối đa sự áp đặt và yêu cầu quá cao với trẻ. Đôi khi vô tình những lời chê bai, hay thái độ cáu gắt của người lớn khi trẻ làm không tốt. Sẽ khiến con buồn rầu và tổn thương. Hãy tạo động lực để trẻ nỗ lực và phấn đấu bằng việc ghi nhận sự cố gắng và kết quả con làm được. Nó sẽ giúp con có hình thành kỹ năng sống tự lập tốt hơn.

Xây dựng bảng phân công việc nhà cho từng thành viên

Xây dựng bảng phân công việc nhà cho từng thành viên

Theo quan niệm truyền thống, các bậc cha mẹ thường sẽ làm hết mọi việc, trẻ nhỏ không phải làm gì. Tuy nhiên các bạn nhỏ cũng có khả năng lao động và làm việc một cách hăng say. Việc Việc cho trẻ tham gia vun đắp tổ ấm sẽ khiến các con cảm thấy vui vẻ và hãnh diện. Tự hào hơn vì là một thành viên có ích trong gia đình. Kích thích trẻ tự hình thành kỹ năng sống tự lập.

Cha mẹ phải là người bản lĩnh

Nhiều gia đình vì xót con, thương con nên không để con động tay, động chân làm bất cứ việc gì. Điều này nếu cứ tiếp diễn sẽ khiến con không thể lớn lên được. Trong quá trình nuôi dậy con, cha mẹ hãy thể hiện bản lĩnh và sự hiểu biết của mình. Lĩnh hội các tư tưởng mới. Không cổ xúy với những phương châm dạy con thời xa xưa. Điều đặc biệt là kiên nhẫn chờ đợi và đồng hành với con để mang tới sự phát triển toàn diện nhất.

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.