Khủng hoảng tuổi lên 3 khiến nhiều cha mẹ mất ăn mất ngủ, điều cần làm là mẹ phải bình tĩnh và cùng thống nhất trong quan điểm dạy con
Bé lên 3 kéo theo rất nhiều sự thay đổi “đột biến” về tính cách. Mẹ cuống quýt, lo lắng? Lúc này mềm mỏng có, cứng rắn có, nhẹ nhàng, quân phiệt cũng có. Thế sao vẫn khó dạy con quá. Điều quan trọng nhất là mẹ bình tĩnh và cùng thống nhất cách dạy con. Hãy tham khảo 3 chiêu đặc trị dưới đây giúp mẹ và bé vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 một cách nhẹ nhàng.
Giải đáp 1 vạn câu hỏi vì sao
Bé lên 3 không còn sự mè nheo, nhõng nhẽo. Thay vào đó là các câu hỏi vì sao, tại sao. Cả ngày làm việc mệt mỏi mẹ không thể tiếp chuyện và giải thích đầy đủ cho con hiểu. Hãy khoan trả lời vội, mẹ nên dành thời gian cho con suy nghĩ từ 3 – 5 phút. Hoặc định hướng câu trả lời cho con theo suy nghĩ của mẹ. Cứ bình tĩnh mẹ sẽ giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 thôi.
Lưu ý câu trả lời của mẹ nên đơn giản hóa vấn đề, gần gũi và dễ hiểu. Nếu không thể trả lời được ngay, mẹ nên khéo léo tìm cách trì hoãn. Tuyệt đối không dập tắt các câu hỏi của con cũng như không quát mắng con. Làm như thế sẽ khiến con căng thẳng và khủng hoảng tuổi lên 3 càng thêm nghiêm trọng hơn.
Khóc lóc ăn vạ
Khủng hoảng tuổi lên 3 ám ảnh với hiện tượng khóc lóc ăn vạ của con trẻ
Là một trong những ám ảnh lớn nhất với hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3. Trẻ ăn vạ là chuyện thường tình như cơm bữa. Nhiều cha mẹ muốn cho yên chuyện thì đáp ứng nhu cầu cho con ngay lập tức. Đây chính là bàn đạp tăng thêm mức độ ăn vạ của con trong những lần sau.
Nhiều cha mẹ bình tĩnh giải thích nhưng con không ngừng khóc lóc đòi hỏi. Và rồi chuyện gì đến cũng đến. Mẹ lại xử lý mạnh tay, dùng đòn roi ép buộc con nín. Con ngừng khóc nhưng tâm trạng không thể giải tỏa, và sự bùng nổ trong lòng còn dữ dội hơn. Điều này khiến khủng hoảng tuổi lên 3 tăng lên gấp nhiều lần.
Có một phương pháp nhiều sách đề cập: làm lơ bé đi. Cha mẹ đã làm nhưng chưa thấy hiệu quả, là do cha mẹ làm sai cách mà thôi.
Khi con bắt đầu ăn vạ vì những lý do vô lý của mình, bình tĩnh với các bước sau:
- Giải thích cho con hiểu vì sao con không được đáp ứng nhu cầu con muốn và đó là lần giải thích duy nhất.
- Con sẽ gào khóc làm áp lực nhưng ba mẹ làm lơ.
- Làm lơ nghĩa là tất cả sẽ không chú ý đến, không tiếp xúc bằng mắt, không nói chuyện với con, cho con cái không gian riêng để con thỏa sức gào thét.
- Luôn để mắt đến con, lâu lâu lén quan sát xem con có làm gì nguy hiểm không mà không để con biết để kịp thời mang con đến nơi an toàn hơn cho con tiếp tục thỏa sức ăn vạ.
- Để bé tha hồ tung hoành cho đến khi con mệt mỏi vì không ai để ý thì con sẽ tự động chấm dứt hành động của mình.
Cho ăn đòn khi cần thiết
Khi mọi phương pháp uốn nắn đều vô hiệu, mẹ bắt buộc phải đánh đòn. Điều này có thể là hạ sách nhưng với những bé quá ngang bướng vẫn phải có lúc dùng đến. Lưu ý rằng phải sử dụng vật mang ít tính sát thương và an toàn cho bé. Đánh một trận để bé nhớ và không nên lặp lại cách thường xuyên. Như vậy mới có tính răn đe cao giúp con biết vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 dễ dàng.
Khủng hoảng tuổi lên 3 có thể sẽ là cột mốc đáng sợ với nhiều cha mẹ. Dù thế nào bản năng người mẹ vẫn đủ sức đưa mẹ vượt qua thời điểm này. Điều quan trọng nhất ba mẹ cần làm trong là kiên nhẫn chịu đựng. Không được mềm lòng trước đòi hỏi vô lý của bé. Hãy chung tay giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 một cách nhẹ tênh nhé mẹ.